tã bỉm youli tý quậy

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu quan trọng như thế nào? Cách bổ sung tốt nhất cho mẹ bầu

Ngày:07/09/2021 lúc 11:03AM

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu quan trọng như thế nào? Cách bổ sung tốt nhất cho mẹ bầu

 

Trong suốt thời kỳ đầu của thai kỳ, chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu rất quan trọng và cần được thiết lập một cách khoa học, vì nó quyết định đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới dinh dưỡng trong 3 tháng của đầu thai kỳ.

 

 

 

 

1. Vai trò của tăng cường dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ

 

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong 6 tháng tiếp theo. Do đó, các mẹ bầu cần đánh giá được tình trạng dinh dưỡng, theo dõi cân nặng, bổ sung sắt, axit folic, đa vi chất theo khuyến nghị của các bác sĩ dinh dưỡng.

Cụ thể, tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi bà bầu trước khi có thai và khi có thai, mẹ bầu nên tăng từ 10-12 kg. Lưu ý, số cân nặng này sẽ được phân bổ trong từng thời kỳ cụ thể của thai kỳ, giúp tăng cường sức khỏe mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

 

   

 

Thực tế, nguồn dinh dưỡng chính nuôi bào thai là bắt nguồn từ người mẹ. Do đó, dinh dưỡng của bé phụ thuộc và dinh dưỡng của mẹ, những thức ăn mà người mẹ nạp vào. Nguồn dinh dưỡng này sẽ theo máu, nuôi dưỡng thai nhi phát triển từng ngày. Một nguồn dinh dưỡng đủ, đúng lượng sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, bảo vệ con khỏi những tác nhân xấu bên ngoài, khiến con phát triển toàn vẹn.

Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu rất quan trọng, đây là thời điểm mà thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan chính như tủy sống, não, tim, phổi, gan... Do đó, việc các mẹ bầu đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và khắc phục tối đa tình trạng nghén cũng như tăng 1-2 cân trong 3 tháng đầu là điều rất quan trọng.

 

2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ qua từng tháng

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu được xây dựng trên cơ sở các dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung của thời kỳ mang thai đầu tiên. Nhìn chung, mẹ bầu sẽ có thực đơn hàng ngày khá giống nhau. Tuy nhiên, do đặc tính phát triển theo tháng của thai nhi khác nhau mà từ đó cũng cần có điều chỉnh nho nhỏ.

 

2.1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng đầu tiên

Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ sẽ có những biểu hiện khác thường so với bình thường. Yếu tố bất thường này là do hàm lượng hormone nội tiết tố tăng cao. Sản phụ trong giai đoạn này thường xuất hiện các triệu chứng thai nghén như: buồn nôn, ăn nhiều, bụng có cảm giác khó chịu,...

Do đó, để cải thiện tình trạng ốm nghén và đảm bảo sự phát triển của con, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm như sau:

  • Những loại thực phẩm giàu protein như các loại cá, thịt, và tinh bột.
  • Bổ sung canxi bằng việc uống sữa vào các buổi sáng và tối trước khi đi ngủ
  • Bổ sung sắt thường xuyên trong khẩu phần ăn của mẹ bầu. Sắt có tác dụng bổ sung, thúc đẩy quá trình sản sinh máu, hạn chế tình trạng thiếu máu. Sắt thường có nhiều trong thịt bò và thịt lợn nạc.
  • Ăn nhiều loại rau xanh, hạt ngũ cốc…

 

 

2.2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 2

Trong tháng thứ 2, mẹ bầu nên quan tâm đến chất lượng bữa ăn thông qua việc làm phong phú hơn thực đơn:

  • Tiếp tục bổ sung sắt và axit folic bằng việc ăn nhiều thịt bò, thịt lợn nạc, bông súp lơ, măng tây,...
  • Tăng cường các loại thực phẩm như hạt óc chó, bánh mì, các sản phẩm chế biến từ sữa, trứng, thịt, các loại rau xanh,…

2.3. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng cuối của thời kỳ đầu

Trong tháng cuối của thai kỳ, tình trạng ốm nghén của thai sản đã giảm đi đáng kể. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này cũng trở nên phong phú hơn. Chế độ dinh dưỡng trong tháng này như sau:

  • Ăn nhiều rau, củ quả: bông cải xanh, cải chíp, cải bó xôi, măng tây, khoai tây, khoai lang,...
  • Uống nhiều nước hơn, uống thêm các loại nước ép sinh tố như sinh tố bơ, nước cam,…
  • Bổ sung thêm sữa mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin bằng một số loại thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.

 

Vào thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những thay đổi nhất định về sinh lý để thích nghi với việc có em bé. Do đó, các mẹ nên lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng kể trên để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

 

TG
Tin cùng chuyên mục :
BÌNH LUẬN